Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi trong giây lát!
Quy Trình Dệt Và Nhuộm Vải Diễn Ra Như Thế Nào?
Quy trình dệt và nhuộm vải như thế nào bạn đã biết chưa? Hiện nay, các phương pháp tạo ra vải rất phát triển với những kỹ thuật vô cùng hiện đại. Tuy nhiên, phương pháp dệt vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Nhiều người luôn thắc mắc không biết để hoàn thành một tấm vải dệt thì có những công đoạn nào. Thấu hiểu được tâm tư đó của Khách hàng, DƯƠNG VƯỢNG PHÁT xin giới thiệu quy trình dệt và nhuộm vải để bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp tạo ra vải này nhé.
Vải dệt là loại vải gì?
Vải dệt là loại vải được tạo ra bởi phương pháp dệt với hai hình thức chủ yếu là dệt thoi và dệt kim. Hai hình thức dệt này đã tạo nên các loại vải dệt phổ biến như hiện nay. Thông tin chi tiết về hai hình thức dệt như sau:
Hình thức dệt thoi
Hình thức dệt này còn được gọi là hình thức dệt máy. Những tấm vải được tạo ra từ phương pháp này bao gồm những sợi chỉ ngang và sợi chỉ dọc vuông góc và đan vào nhau. Bằng phương pháp này, 3 loại vải được ra đời đó là: vải dệt trơn, vải satin và vải tréo go.
Loại vải được dệt từ phương pháp dệt thoi có các tính chất nổi bật như sau:
- Các sợi chỉ được dệt ngang dọc và có cấu trúc chặt chẽ nên rất bền.
- Bề mặt của vải ít lỗ hổng và rất khít.
- Rất dễ bị nhàu nên phải là ủi thường xuyên.
- Các mép vải thường phẳng phiu và rất ít bị quăn.
- Có thể kết hợp cùng với nhiều kiểu dệt khác nhau.
Hình thức dệt kim
Đây là phương pháp sử dụng các mũi kim để liên kết tơ dài theo cuộn hoặc các sợi với nhau để tạo thành những tấm vải. Một tấm vải được tạo ra từ phương pháp này nhờ nguyên lý nâng lên hạ xuống của các cuộn sợi hoặc các cuộn tơ cùng với sự đóng vào, mở ra của hệ thống kim.
Phương pháp dệt kim giúp vải có tính chất như sau:
- Độ đàn hồi cao do kết cấu đặc biệt của cuộn sợi dệt kim.
- Bề mặt vải rất thoáng và khá mềm xốp.
- Khi sử dụng lên người rất thông thoáng, dễ chịu.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Vải ít nhăn khi sử dụng.
>>Tham khảo: Quy trình sản xuất áo thun
Quy trình dệt cổ truyền
Hiện nay quy trình dệt và nhuộm vải cổ truyền này rất hiếm người có khả năng thực hiện và giá thành của vải rất cao. Mỗi nghệ nhân thường có cách xoắn sợi khác nhau và số lượng sợi cũng khác nhau. Vì vậy mà có rất nhiều loại vải dệt cổ truyền trên thị trường nhưng số lượng khá ít.
Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam được dệt theo quy luật liên kết xen kẽ sợi dọc và ngang. Quy trình tạo ra loại vải dệt cổ truyền như sau:
- Bước 1: Xoắn 1 sợi tơ thô được gọi là sợi nhiễu hoặc sợi the xoắn.
- Bước 2: Xoắn sợi khổ từ việc xoắn hai hoặc nhiều sợi thô với nhau và chúng được dùng để làm sợi ngang khi dệt.
- Bước 3: Tạo ra sợi xoắn bằng cách xoắn chặt các sợi khổ với nhau.
- Bước 4: Dệt thành vải lụa trơn hoặc họa tiết, hoa văn.
Quy trình dệt vải thông thường
Toàn bộ quy trình dệt và nhuộm vải thông thường hiện nay được chia thành 3 công đoạn như sau:
Kéo sợi
Các quả bông khô sau khi được xử lý sơ qua sẽ được đem đi bện thành tấm phẳng và đều đánh tung và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, chúng sẽ được kéo thành những sợi thô để tăng độ bền cho vải và cuộn thành từng cuộn.
Tiếp theo, chúng sẽ được tạo hồ sợi dọc với các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylate,… Từ đó, các mảng hồ sẽ bao quanh sợi bông, làm tăng độ bền và bóng cho sợi.
Dệt vải
Quá trình này được áp dụng một trong 2 phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Các sợi ngang và sợi dọc sẽ được liên kết với nhau để tạo thành một tấm vải hoàn chỉnh. Sau khi được dệt thành tấm, vải sẽ được xử lý bằng cách nấu ở áp suất hoặc nhiệt độ cao trong các hóa chất để phân tách hồ và các chất ảnh hưởng đến độ bền của vải.
Sau đó, vải sẽ được làm nở các sợi cotton để tăng khả năng thấm hút và độ bắt màu. Bước cuối cùng trong công đoạn này là tẩy trắng các sợi tự nhiên để chúng đạt độ trắng theo tiêu chuẩn.
Nhuộm vải
Nhà sản xuất sau khi đã tạo ra những tấm vải hoàn chỉnh sẽ sử dụng các loại thuốc nhuộm cùng với một số chất phụ gia khác để vải có màu như ý. Vải sẽ được cho vào các thùng màu để ngâm theo thời gian quy định để màu bám vào vải.
Sau đó, vải sẽ được vớt ra và đem đi giặt nhiều lần để chúng sạch sẽ, tăng độ bền và giảm khả năng bị phai màu khi đến tay người tiêu dùng.
Tổng kết
Bài viết trên đây là thông tin chi tiết nhất về quy trình dệt và nhuộm vải mà cơ sở sản xuất áo thun đồng phục DƯƠNG VƯỢNG PHÁT muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng rằng, đó sẽ là những thông tin cho các bạn trong quá trình lựa chọn loại vải phù hợp với mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất nhé.
CÔNG TY TNHH MTV DƯƠNG VƯỢNG PHÁT
Địa Chỉ: 99/1 Đường Số 49, KP6, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 090 179 3984 (Mrs. Nga - GĐ Kinh Doanh)
Hotline: 090 378 1469 (Mr. Sáng - Phó Giám Đốc)
Hotline: 090 594 8339 (Mr. Nhân - Quản Lý)
Email: duongvuongphat1984@gmail.com
Website: https://duongvuongphat.com
Size 2Xl Là Gì?
Vải Bamboo Là Gì? Đặc Tính Và Ứng Dụng Của Chất Liệu Vải Bamboo
Cách Tẩy Vết Ố Vàng Trên Áo Thun Trắng Hiệu Quả Dễ Làm
Những Bộ Đồng Phục Học Sinh Đẹp Nhất Thế Giới
© Copyright 2022. DƯƠNG VƯỢNG PHÁT | Thiết kế và phát triển bởi websieutot.com